ĐIỀU TRỊ NHA CHU TẠI NHA KHOA PHÚ MỸ SÓC TRĂNG

VIÊM NHA CHU LÀ GÌ ? 

Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, bao gồm: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng có tác dụng chống đỡ, giữ răng được vững chắc và cố định trong xương hàm. Phần mô nướu sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng.

Tình trạng viêm nha chu bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm tụt nướu, tiêu hủy xương ổ răng, và hình thành túi nha chu.

 

– Nướu răng dễ bị chảy máu do bất cứ tác động nào như khi đánh răng, ăn thức ăn cứng,…
– Nướu bị viêm và sưng đỏ, các mô lợi có vết loét và trở nên lỏng lẻo mà không bám chắc vào chân răng như bình thường.
– Có nhiều mảng vôi răng đọng lại ở xung quanh thân răng.
– Răng bị lung lay và thưa dần đi và bắt đầu xuất hiện tình trạng hôi miệng.

viem nha chu 2

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIÊM NHA CHU 

Những mảng bám tích tụ gây vi khuẩn trong các khe răng và quanh răng gây nên viêm nướu. Theo thời gian, mảng bám răng cứng dần tạo nên vôi răng. Từ viêm nướu chuyển sang giai đoạn viêm nha chu, các vi khuẩn độc hại trong lớp mảng bám làm tổn hại xương nâng đỡ răng, dẫn đến bị tiêu xương, răng lung lay và nguy cơ mất răng bắt đầu từ đó.

Mặc dù có những biểu hiện không rõ ràng nhưng viêm nha chu gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng: răng sẽ dần bị suy yếu, chức năng ăn nhai cũng sẽ giảm dần, gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm cũng như sức khỏe của cơ thể con người.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM NHA CHU

Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh viêm nha chu thông qua các dấu hiệu như:

– Nướu răng sưng đỏ, mềm.

– Tụt nướu làm lộ nhiều chân răng.

– Nướu dễ chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hoặc chải răng.

– Nhiều mảng vôi đóng ở cổ răng.

– Khi dùng tay ấn vào nướu có thể chảy nhiều mủ gây đau nhức.

– Miệng có mùi hôi nồng nặc.

– Răng lung lay, dễ bị dịch chuyển và thưa dần.

– Ăn uống gặp nhiều trở ngại.

– Tiêu xương ổ răng là dấu hiệu nghiêm trọng nhất, cảnh báo nguy cơ mất răng rất cao.

Viêm nha chu gây nhiều triệu chứng khó chịu

ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU GIAO ĐOẠN NHẸ

Nếu bệnh nha chu chưa tiến triển xấu, nha sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng và xử lý mặt gốc răng cho bệnh nhân.

Cụ thể là, các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ cao răng và mảng bám. Sóng âm từ các thiết bị này chỉ đủ tác động vào cao răng và làm cho chúng vỡ ra, hoàn toàn không ảnh hưởng đến men răng.

Tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc để giảm sưng, kháng viêm.

Cạo vôi răng khắc phục viêm nha chu giai đoạn nhẹ

 

ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU GIAI ĐOẠN NẶNG

Nếu bệnh quá nặng, các nha sĩ sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp điều trị khẩn cấp như rạch áp xe, nạo túi nha chu…

Cạo vôi răng và nạo túi nha chu: Mục đích của phương pháp này là loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn, bảo tồn răng thật cho bệnh nhân. Nạo túi nha chu chỉ làm một lần, sau đó, bệnh nhân chỉ cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách và lấy vôi răng định kỳ.

Trong trường hợp tủy răng bị tổn thương và viêm nhiễm, phương pháp điều trị tủy kết hợp với bọc răng sứ sẽ được thực hiện để bảo tồn răng thật cho bệnh nhân.

– Nhổ răng nếu bệnh quá nặng và không lưu được răng: Khi răng bị lung lay và không giữ lại được, nha sĩ sẽ phải nhổ đi để tránh lây lan và giảm đau đớn cho bệnh nhân.

Sau khi nhổ răng, bạn nên nhanh chóng trồng lại chiếc răng đã mất để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm. Các phương pháp trồng răng giả thường được sử dụng hiện nay bao gồm: răng giả tháo lắp, trồng răng Implant và cầu răng sứ.

CHĂM SÓC SAU KHI ĐIỀU TRỊ NHA CHU

Thông thường, sau khi điều trị nha chu, bác sĩ sẽ tư vấn chăm sóc, vệ sinh răng miệng, lưu ý các vấn đề có thể gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.

– Hạn chế ăn/uống thực phẩm có hàm lượng đường cao. Đánh răng sau khi ăn.

– Hạn chế ăn/uống thực phẩm có tính axit cao. Uống/súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn.

– Ăn nhiều rau xanh. Uống đủ nước.

– Chải răng với lực vừa phải. Không dùng lực quá mạnh. Không chải theo chiều ngang.

– Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng phù hợp.

Không nên ăn bánh kẹo ngọt sau khi chữa bệnh nha chu

 

Ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở răng nướu nghi ngờ mắc bệnh nha chu. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Phú Mỹ Sóc Trăng 0909.396.796 để được hỗ trợ đặt lịch hẹn khám ưu tiên cùng bác sĩ chuyên khoa. Hoặc bạn có thể đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa Phú  Mỹ Sóc Trăng để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

NHA KHOA PHÚ MỸ SÓC TRĂNG - TƯ VẤN MIỄN PHÍ 0909.396.796