QUY TRÌNH PHỤC HÌNH THÁO LẮP

Phục hình răng tháo lắp – là phương pháp phục hình đơn giản có thể làm trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí, dễ dàng tháo lắp, không mài răng thật, giúp tái tạo chức năng của răng ăn nhai tốt hơn, khôi phục thẩm mỹ nụ cười và bảo vệ các răng còn lại.

Trước khi tiến hành phục hình tháo lắp, bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ, điều này phụ thuộc vào số lượng các răng bị mất, vị trí bị mất răng và tình trạng của răng bên cạnh răng bị mất và khả năng tài chính của bạn để đưa ra giải pháp phục hình phù hợp nhất.

 

PHỤC HÌNH THÁO LẮP 

Bước 1: xác định hàm bị mất răng cần phục hình
Bước 2: khám và chụp X-QUANG
Bước 3: lấy dấu và tạo hàm giả
Bước 4: vệ sinh hàm
Bước 5: lắp hàm giả
Bước 6: kết quả sau khi phục hình

Sự khác biệt giữa răng giả tháo lắp nhựa, răng hỗn hợp nhựa kim loại và tháo lắp bằng hàm khung kim loại trên IMPLANT:

Hàm nhựa tháo lắp gồm nhựa dẻo và nhựa cứng có chi phí thấp hơn hàm kim loại, dễ tháo ra vệ sinh tuy nhiên sức nhai lại kém hơn, do được cố định bằng lực hít nên dễ lỏng lẻo, dễ vỡ khi ăn nhai dẫn đến chức năng ăn nhai giảm.

 

Hàm kim loại hỗn hợp tháo lắp là một khung sườn kim loại, toàn bộ cấu trúc hợp kim của khung (móc, yên, thanh nối) được gắn chung liền nhau thành một khối. Hàm khung được chỉ định cho những bệnh nhân mất răng xen kẽ với khoảng mất răng quá dài không thể làm phục hình cố định được. Tuy không thoải mái khi đeo như hàm nhựa nhưng lại có sức nhai cao hơn,trên nền hàm có thể làm răng nhựa hay răng sứ tháo lắp.

Hàm khung kim loại tháo lắp trên IMPLANT: với loại hàm này, các răng giả tháo lắp sẽ được liên kết trên khung kim loại lành tính để vít vào các răng thật trên cung hàm. Tùy vào kỹ thuật của từng cơ sở nha khoa và vào đặc điểm răng của từng người mà khung kim loại này sẽ được chế tạo cho phù hợp theo từng dạng.

 

Hàm này chủ yếu sử dụng cho người chỉ mất một số răng vì cần có trụ bám là những chiếc răng thật. Về độ bền, loại hàm này có độ bền chắc cao hơn so với hàm nền nhựa và cũng có những bất tiện nhất định. Quan trọng nhất việc dùng khung kim loại vít vào răng có thể làm cho răng thật bị co kéo dẫn đến răng yếu dần trong ăn nhai cũng như gây nên cảm giác ê nhức khó chịu.

Cách chăm sóc răng tháo lắp ?
Nguyên tắc chung là: chải, ngâm và chải, luôn làm sạch răng giả của bạn trong một bát nước. Đánh sạch hàm răng giả của bạn trước khi ngâm để giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, cẩn thận đừng chải quá mạnh sẽ gây ra các rãnh trên bề mặt.

 

Hầu hết các nha sĩ khuyên sử dụng đầu bàn chải đánh răng vừa và nhõ,lông chải mềm. Hãy chắc chắn rằng bạn làm sạch tất cả các bề mặt của răng giả, bao gồm cả bề mặt tiếp xúc với nướu răng của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sử dụng tháo lắp bằng hàm khung kim loại trên IMPLANT.

Nên bỏ răng giả của bạn ra ngoài vào ban đêm để cho miệng được thư giãn. Và nhớ ngâm vào trong nước(nước thường, nước muối, nước ngâm hàm) tránh để hàm răng giả bị cong hay nứt.

NHA KHOA PHÚ MỸ SÓC TRĂNG - TƯ VẤN MIỄN PHÍ 0909.396.796

ĐÍNH ĐÁ VÀO RĂNG – TẠO ĐIỂM NHẤN CHO NỤ CƯỜI XINH TỰ TIN

Cùng với sự ra đời của hàng loạt các phương pháp thẩm mỹ nha khoa làm đẹp như: tẩy trắng răng, chỉnh nha niềng răng… kỹ thuật đính đá vào răng đang trở thành một trong những trào lưu rất được khách hàng ưa chuộng.  Sở dĩ có điều này vì theo lời nhận xét của các khách hàng thì đính đá mang lại hàm răng trắng sáng, nổi bật như mơ. Tại Nha Khoa Phú Mỹ Sóc Trăng  bạn sẽ nhanh chóng thay đổi diện mạo của mình bằng nụ cười rạng rỡ, đầy tự tin sau khi thực hiện đính đá vào răng bằng công nghệ tiên tiến nhất.

 

ĐÍNH ĐÁ VÀO RĂNG LÀ GÌ ?

Đính đá vào răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa đang “sốt xình xịch” trên khắp thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Bằng những viên đá, kim cương hoặc những vật liệu quý hơn nữa các nha sỹ sẽ tiến hành gắn lên răng của bạn,giúp tăng sức quyến rũ, sự thu hút cho hàm răng, đem lại nụ cười tỏa sáng và hơn thế nữa nếu vật kiệu bằng đá quý, kim cương còn để những người yêu cái đẹp ngầm khoe “đẳng cấp” của mình.

Kỹ thuật này thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng. Các nha sỹ chỉ cần tiến hành đánh dấu 1 vị trí trên bề mặt răng tùy thuộc vào loại đá lựa chọn. Sau khoảng 3 – 5 phút sẽ phun một loại keo dính chuyên biệt trong nha khoa và tiến hành gắn đá, kim cương lên vị trí xác định. Cuối cùng bằng việc chiếu đèn halogen hoặc laser đông cứng keo dính. Ngay sau khi thực hiện khách hàng đã có thể tự tin nở nụ cười duyên dáng vạn người mê.

Thông thường, mọi người hay chọn cách đính đá ở ngay răng khểnh vì vị trí đó thường nổi bật và tạo được độ sang cho cả khuôn hàm. Tuy nhiên, nếu bạn không có răng khểnh thì răng nanh hoặc bất cứ răng nào bạn mong muốn đều tiến hành được. Thực tế, không ít những người nổi tiếng hoặc “dân chơi” thích gắn nhiều viên đá hoặc kim cương ở toàn hàm để làm nên sự khác biệt cho bản thân.

TẠI SAO ĐÍNH ĐÁ VÀO RĂNG ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI YÊU THÍCH

Đính đá nha khoa vào răng  đã thực sự tạo thành cơn sốt trong thẩm mỹ nha khoa mang đến cho người dùng cơ hội sở hữu nụ cười tỏa nắng, sành điệu với những ưu điểm vượt trội như:

 

THẨM MỸ CAO

Bằng việc gắn những viên đá, kim cương hoặc những vật liệu quý lên răng sẽ giúp tăng sức quyến rũ, sự thu hút cho hàm răng, đem lại nụ cười tỏa sáng và hơn thế nữa nếu vật kiệu bằng đá quý, kim cương còn để những người yêu cái đẹp ngầm khoe “đẳng cấp” của mình.

AN TOÀN

Khi thực hiện đính đá vào răng bằng công nghệ mới tại Nha Khoa Phú Mỹ Sóc Trăng  khách hàng sẽ không phải lo lắng nguy cơ xảy ra kích ứng bởi phương pháp này sử dụng loại keo dính đặc biệt có nguồn gốc từ tự nhiên là nhựa thông , không gây độc hại, lành tính, an toàn.

ĐỘ BÁM DÍNH CAO GIỮA RĂNG VÀ ĐÁ

Điều đặc biệt của nhựa thông chính là độ kết dính được coi là tốt nhất hiện nay giúp tạo nên liên kết bền vững giữa răng và đá cao. Từ đó, giảm thiểu tình trạng bong tróc, không bị hóa lỏng dưới tác động của nhiệt độ, người dùng có thể thoải mái ăn nhai mà không lo rơi rớt ra ngoài.

BỀ MẶT RĂNG THẬT ĐƯỢC BẢO VỆ TỐI ĐA

Đính đá nha khoa lên răng bằng công nghệ mới không phải khoan lỗ trên bề mặt răng như nhiều kỹ thuật trước đây nên khi bạn tháo gỡ đá ra thì bề mặt răng vẫn còn vẹn nguyên như cũ. Bên cạnh đó, đá nha khoa được sử dụng sẽ mài nhẵn và tráng bạc trước khi gắn lên răng nên sẽ không gây cộm cho người dùng.

Bên cạnh đó, để sắp xếp thời gian hợp lý và thuận tiện cho qua trình thẩm mỹ, bạn có thể đặt lịch khám online trước khi đến khám tại Nha Khoa Phú Mỹ Sóc Trăng 

NHA KHOA PHÚ MỸ SÓC TRĂNG - TƯ VẤN MIỄN PHÍ 0909.396.796

NỘI NHA - LẤY TỦY RĂNG

TẠI SAO PHẢI LẤY TỦY RĂNG

Nếu bạn đã đang và có một chiếc răng bị hư hỏng nặng, mục nát hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng (áp-xe), Nha sĩ của bạn có thể đề nghị điều trị nội nha hay còn gọi là lấy tủy răng. Vậy tủy răng là gì và tại sao phải lấy tủy răng?

Tủy răng là mô mềm nằm bên trong răng của bạn có chứa các dây thần kinh, mạch máu và cung cấp dinh dưỡng cho răng của bạn. Nó có thể bị nhiễm trùng nếu bạn bị:

Một lỗ sâu sát tủy răng (Hay còn gọi là sâu răng)
Các thủ thuật Nha khoa ảnh hưởng đến tủy răng như: khoan sâu -> đụng tủy…
Răng nứt hoặc bị gãy.
Chấn thương răng do va chạm mạnh.

Nếu không được điều trị, các mô xung quanh gốc của răng của bạn có thể bị nhiễm bệnh. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ thường cảm thấy đau, sưng và áp-xe có thể hình thành bên trong răng và/hoặc trong xương xung quanh chóp chân răng khiến vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Một nhiễm trùng có thể tăng nguy cơ mất răng của bạn vì vi khuẩn có thể làm tổn thương xương (có tác dụng giữ răng của bạn kết nối với xương hàm của bạn), khi ấy bạn cầy phải lấy tủy răng để giữ và bảo vệ răng.

Điều trị răng chết tủy

Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng. Tủy răng có ở cả thân răng và chân răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng

 

Nguyên nhân gây chết tủy ở răng là do:

– Răng bị nứt gãy.

– Sâu răng không điều trị sớm khiến vi khuẩn ăn sâu vào răng gây ra viêm nhiễm.

– Chấn thương răng, như bị đánh mạnh vào răng có thể mới xảy ra hoặc lâu rồi trong quá khứ.

Tại sao cần phải điều trị tủy răng?

Một khi tủy đã bị nhiễm trùng hay đã chết, nếu không được điều trị, có thể hình thành mủ ở chóp chân răng trong xương hàm, tạo thành áp xe răng, đau nhức liên tục. Áp-xe có thể phá hủy cấu trúc xương quanh răng, dẫn đến mất răng.

Mục tiêu của việc chữa tủy răng là bảo tồn răng thật bằng cách loại bỏ những mô tủy đã bị nhiễm trùng, hoại tử. Sau đó trám bít ống tủy lại bằng chất trám nhân tạo, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và mảng bám.

 

Lấy tủy răng cần phải thực hiện chuẩn xác và đúng quy trình để có thể điều trị một cách triệt để, không gây hại cho răng về sau. Đây là công việc đòi hỏi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và thực hiện đầy đủ những bước cần thiết trong quy trình lấy tủy răng.

Biến chứng có thể xảy ra sau khi điều trị tủy răng

Một vấn đề cần lưu ý chính là các biến chứng có thể xảy ra sau khi điều trị tủy răng. Bạn cần nắm rõ các triệu chứng có thể xảy ra để xử lý tốt nhất khi gặp phải.

+ Sưng nướu răng

Viêm nha chu xảy ra tại vị trí răng sau khi điều trị tủy, tuy trường hợp này thườn không xuất hiện nhưng trước khi điều trị tủy, các bác sĩ cần phải kết hợp điều trị các bệnh lý răng miệng khác.

Việc điều trị viêm nha chu từ sớm sẽ giúp các viêm nhiễm không phát triển, ảnh hưởng răng vừa điều trị tủy. Cần lưu ý các bệnh lý viêm quanh chóp mãn tính nếu tủy răng đã bị hư hại từ trước.

Ngoài ra, tình trạng sưng nướu không đau cũng là biến chứng có thể xảy ra sau khi điều trị tủy răng. Nếu răng sâu mặt bên, sau khi điều trị tủy, vi khuẩn vẫn sẽ bám vào vị trí đó gây viêm, sưng nướu.

 

+ Đau nhức kéo dài

Sau khi điều trị tủy vẫn có thể xảy ra các cơn đau nhức, ê buốt trong vòng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, tình tạng này có thể kéo dài lâu hơn nếu sau chữa tủy xảy ra các biến chứng như:

  • Quá trình điều trị tủy không đảm bảo, còn sót lại tủy gây viêm làm cho cơn đau kéo dài hơn.
  • Việc điều trị tủy răng xảy ra sai sót, gây thủng sàn tủy hay chóp tủy.
  • Điều trị tủy răng không đảm bảo vệ sinh an toàn, làm cho vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
  • Trám tủy răng bị hở, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây đau nhức.
  • Thuốc trám tủy răng không chất lượng làm cho cơn đau nhức kéo dài hơn.

Quy trình lấy tủy răng theo quy chuẩn

Bước 1. Thăm khám và chụp phim

Bác sĩ khám tổng quát toàn bộ khoang miệng, chụp phim X – Quang cụ thể những răng bị nghi nhiễm viêm tủy. Từ đó đưa ra quy trình điều trị với thời gian cụ thể.

 

Trao đổi với bệnh nhân về phương pháp điều trị. Nếu bệnh nhân đồng ý, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thề.

Bước 2. Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Trước khi chữa tủy, bác sĩ sẽ vệ sinh làm sạch vùng xung quanh chiếc răng cần chữa. Gây tê cục bộ để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu trong quá trình điều trị. Thuốc tê được sử dụng với liều lượng phù hợp, an toàn với sức khỏe bệnh nhân.

Bước 3. Đặt đế cao su

Nhằm ngăn chặn hóa chất từ thuốc rơi vào đường tiêu hóa hay đường thở sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, bác sĩ sử dụng đế cao su ôm sát vào răng cần lấy tủy. Cách ly răng ra khỏi nướu, khoang miệng. Giúp răng cần điều trị luôn được ở trong trạng thái khô, sạch.

 

4. Thực hiện lấy tủy

Bác sĩ sử dụng mũi khoan nha khoa chuyên dụng khoan một đường nhỏ trên thân răng thông xuống ống tủy. Sau đó hút sạch những mô tủy bị viêm bằng trâm tay hay trâm máy.

Bơm rửa sạch sẽ ống tủy, chụp phim X – Quang xác định xem còn tủy viêm, vi khuẩn trong ống hay không.

Bước 5. Trám bít ống tủy và phục hình thân răng

Sau khi lấy hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy được làm sạch, tạo dạng để chuẩn bị trám bít bằng nhựa nha khoa chuyên dụng Gutta Percha. Sao cho chất trám khít sát, lấp đầy hệ thống ống tủy.

Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ trám răng bằng vật liệu Composite để khôi phục lại hình dáng tự nhiên. Nếu phần răng đã vỡ quá lớn thì bắt buộc phải bọc sứ để đảm bảo chắc chắn, thời gian sử dụng lâu dài hơn.

Răng sinh lý sau khi điều trị tủy sẽ bị khô, rất giòn nên dễ vỡ, thường đổi sang màu đen sau một thời gian. Vì vậy, để tránh việc mất thẩm mỹ sau này, bạn nên cân nhắc việc bọc răng sứ cho răng sau khi đã chữa tủy. Lớp sứ này có chức năng “che khuyết điểm” của thân răng đã bị thoái hóa ở bên trong.

Một số loại mão sứ rất bền chắc, có thời gian sử dụng rất lâu sẽ giúp cho răng sau khi chữa tủy có thể tồn tại suốt đời, kết hợp với vệ sinh chăm sóc đúng cách.

Bước 6: Chụp film kiểm tra

Sau khi quá trình lấy tủy và phục hình răng hoàn tất, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp film lại một lần nữa để kiểm tra có còn sót tủy viêm hay không, đảm bảo an toàn cho cả quá trình điều trị.

 

V. Cách chăm sóc sau khi chữa tủy răng

Để giúp bảo tồn răng chắc khỏe hơn sau khi chữa tủy răng, bạn cần chú ý đến cách chăm sóc sau khi điều trị hay việc chọn lựa các loại thực phẩm sẽ giúp kéo dài tuổi thọ răng tốt hơn.

  • Chăm sóc, vệ sinh răng đã chữa tủy răng

Những răng đã chữa tủy hay những răng khỏe mạnh luôn cần có cách chăm sóc, vệ sinh phù hợp. Hãy chú ý cách vệ sinh chải răng đều đặn 2 lần trong ngày bằng bàn chải lông mềm, hạn chế các tác động mạnh lên răng.

Có thể súc miệng với nước muối sinh lý để tăng cường độ chắc khỏe cho răng, hạn chế bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu.

Kết hợp thói quen sử dụng chi nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn xong, không nên dùng tăm tre tránh gây thưa kẽ răng.

  • Có chế độ ăn uống đúng cách

Chế độ ăn uống sau khi điều trị tủy cũng rất quan trọng, theo đó các bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên sử dụng các thực phẩm có độ cứng, dẻo bởi việc sử dụng lực nhai mạnh dễ tạo áp lực cho răng gây gãy, mẻ.

Không ăn những thực phẩm chứa nhiều thành phần axit hay nhiều đường đều  dễ gây bào mòn men răng, nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng tái phát.

Nên ưu tiên sử dụng các món ăn ít đường và ít tinh bột để giúp răng không bị nhạy cảm, hạn chế vi khuẩn tấn công răng. Bổ sung các loại thực phẩm có tính mát, giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng đề kháng cơ thể và bảo vệ răng lợi tốt hơn.

  • Thăm khám nha khoa định kỳ

Một chế độ chăm sóc răng miệng định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho răng sau khi điều trị tủy, các bác sĩ luôn khuyến cáo định kỳ 3 – 6 tháng/ lần bạn nên quay lại nha khoa để cạo vôi răng, phòng ngừa bệnh lý răng miệng xảy ra ngay từ sớm. Nhờ vậy sẽ giúp việc chữa trị diễn ra đơn giản, kịp thời và ít tốt kém hơn.

NHA KHOA PHÚ MỸ SÓC TRĂNG - TƯ VẤN MIỄN PHÍ 0909.396.796

TRÁM RĂNG THẨM MỸ LÀ GÌ ? QUY TRÌNH CÓ PHỨC TẠP KHÔNG ?

TRÁM RĂNG LÀ GÌ ?

Trám răng là điều trị nhằm phục hồi chức năng, thẩm mỹ cho răng bị mất cấu trúc thường do sâu răng, nứt vỡ do chấn thương hay mòn răng.

Có nhiều loại vật liệu khác nhau dùng để phục hồi răng như: nhựa composite, amalgam, vàng, GIC. Việc lựa chọn vật liệu phụ thuộc vào đánh giá của nha sĩ trong từng trường hợp lâm sàng. Có nhiều yếu tố để đánh giá như: độ rộng xoang sâu, vị trí, chi phí. Việc phục hồi răng có thể thực hiện trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào vị trí và kích thước của sự mất chất.

 

CÁC BƯỚC CHUẨN ĐOÁN , CẦN ĐIỀU TRỊ CHO TRÁM RĂNG

Thường bệnh nhân đến khám với tổn thương có lỗ sâu, gây nhồi nhét thức ăn, ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hay thức ăn chua, đôi khi thấy đau thức khi nhai.

Tuy nhiên có những tổn thương sâu răng không tự phát hiện được mà phải được bác sĩ thăm khám kĩ trên lâm sàng và cận lâm sàng (X-quang).

Đến với nha sĩ, bạn sẽ được thăm khám và làm một số kiểm tra đơn giản để đánh giá tình trạng sâu răng.

BƯỚC 1 : KHÁM , QUAN QUAN SÁT RĂNG

Nha sĩ sẽ nhìn và kiểm tra, đánh giá toàn bộ miệng để tìm các dấu hiệu của sâu răng như: lỗ sâu, đổi màu dưới men răng, sang thương đốm trắng, mòn cổ răng hoặc hỏi tiền sử của bệnh nhân.

BƯỚC 2 : GÕ VÀ THĂM DÒ SANG THƯƠNG

Sau khi quan sát, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ để thăm dò sang thương sâu răng để xác định mức độ trầm trọng của sâu răng. Việc thăm dò giúp xác định được đường vào lỗ sâu trên mặt nhai hoặc bề mặt láng. Rất khó để đưa dụng cụ thăm dò vào nếu lỗ sâu ở mặt bên tiếp giáp các răng khác. Thử nghiệm gõ để xem phản ứng của tủy răng.

BƯỚC 3 : CHỤP X-QUANG

Sau khi thăm khám lâm sàng, nha sĩ có thể chụp một số phim nha khoa. Các phim này giúp quan sát được kỹ hơn cấu trúc cũng như vùng chóp răng nằm trong xương. Từ đó, nha sĩ có thể đánh giá được độ rộng của sang thương. Việc chụp phim (phim quanh chóp, CT) cũng giúp nha sĩ đưa ra các quyết định điều trị trám răng hay là chữa tủy hoặc nhổ bỏ.

 

CÁC BƯỚC TRÁM RĂNG

BƯỚC 1 : GÂY TÊ

Thường nếu không đau sẽ không cần gây tê. Trong trường hợp bệnh nhân nhạy cảm hoặc cần đặt đê, nha sĩ sẽ gây tê tại chỗ.

BƯỚC 2 : LOẠI BỎ MÔ SÂU HOẶC VẾT TRÁM CŨ

Khi mô xung quanh răng hoàn toàn tê, nha sĩ sẽ dùng mũi khoan hoặc dụng cụ cầm tay (nạo ngà) để làm sạch mô sâu trong xoang. Giai đoạn này rất quan trọng vì mô sâu phải được làm sạch để ngăn ngừa tái nhiễm.

BƯỚC 3 : ĐƯA VẬT LIỆU VÀO KHOANG TRÁM VÀ TẠO HÌNH

Vật liệu trám sẽ được đặt vào xoang và tạo hình theo múi, góc, cạnh giống với hình dạng răng thật. Nếu trám bằng composite, giai đoạn trám gồm 3 bước:

  • Xoi mòn.
  • Bôi keo dán – Chiếu đèn.
  • Đặt composite – Chiếu đèn.

Quá trình trám cần phải cô lập với dịch và nước bọt vì nếu xoang trám ướt, vật liệu sẽ không dính được với bề mặt răng.

Bước 4. Đánh bóng và kiểm tra khớp cắn

Sau khi đưa vật liệu trám lấp đầy xoang, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra khớp cắn bằng các giấy ghi có màu để điều chỉnh đến khi thấy không có điểm vướng cộm và bệnh nhân thấy thoải mái như ban đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh bóng miếng trám để làm mịn, tránh tình trạng bám thức ăn cũng như làm cho miếng trám trông đẹp hơn.

4. Các vấn đề có thể xảy ra khi trám răng

Nhạy cảm

Nhạy cảm răng sau trám là vấn đề có thể gặp. Thông thường, nhạy cảm sẽ hết trong vài tuần. Nếu sự nhạy cảm không giảm trong 2 – 4 tuần hoặc tăng đau, bạn nên liên lạc với nha sĩ để kiểm tra.

Đau sau trám

Bạn có thể cảm thấy đau sau trám răng. Đau cũng có thể xuất hiện ở vùng xung quanh miếng trám. Nếu cảm thấy đau khi nhai, có thể miếng trám bị cộm, bạn cần đến nha sĩ để điều chỉnh lại. Ngoài ra, trường hợp xoang sâu gần tủy, cơn đau của bạn cũng có thể là do kích thích tủy. Trong trường hợp này, nha sĩ buộc phải chữa tủy.

Sút hay bể miếng trám

Các lực nhai nghiến thông thường có thể làm miếng trám bị mòn, gãy vỡ. Những miếng trám ở mặt bên hay mòn cổ răng có nguy cơ sút trám cao hơn những vị trí khác do tính chất chịu lực ở vùng này. Trường hợp miếng trám quá lớn, mô răng còn lại không đủ lưu giữ thì nguy cơ bong sút cao.

Sâu răng tái phát

Khi miếng trám và lớp men không kết dính được sẽ tạo nên khoảng hở cho thức ăn và vi khuẩn xâm nhập. Điều này có thể gây sâu răng tái phát xung quanh miếng trám (thường sau vài năm), cần kiểm tra răng định kì để phát hiện tình trạng này. Vì nếu không phát hiện sớm thì bệnh nhân sẽ không phát hiện ra và đến lúc nghiêm trọng ảnh hưởng đến tủy răng thì điều trị trở nên phức tạp hơn.

Dị ứng với vật liệu trám

Tùy theo một số trường hợp, phản ứng dị ứng với trám bạc là có thể xảy ra. Tuy nhiên theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), chỉ có dưới 100 trường hợp có phản ứng khi trám bạc. Thủy ngân hoặc một trong số các kim loại hỗn hợp trong chất trám bạc có thể gây ra phản ứng dị ứng, các triệu chứng điển hình như phát ban và ngứa tương tự như triệu chứng dị ứng da. Nên nếu bạn có tiền sử mắc dị ứng với kim loại thì nên tư vấn với bác sĩ để đổi vật liệu trám khác phù hợp hơn.

5. Tuổi thọ của miếng trám

Mỗi loại vật liệu có khả năng chịu bền khác nhau nên tuổi thọ của từng loại miếng trám cũng khác. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám như:

Việc chăm sóc răng miệng

Việc vệ sinh miếng trám cũng tương tự như răng bình thường. Bạn phải thường xuyên chải răng và làm sạch vùng kẽ, tránh sâu tái phát xung quanh miếng trám.

Chú ý vấn đề nghiến răng

Nếu bạn có thói quen nghiến răng, đặc biệt vào ban đêm thì có thể làm vỡ hoặc mòn miếng trám. Nếu bạn nhận thấy mình có những triệu chứng giống mô tả về thói quen nghiến răng, cần báo cho nha sĩ ngay.

Nên nhớ miếng trám không phải là mô răng thật

Miếng trám sử dụng được bao lâu là câu hỏi rất khó để trả lời. Vì nó không phải răng thật nên không thể tồn tại mãi mãi. Nó cũng không thể tốt bằng mô răng thật. Khi trám răng, mô răng và miếng trám sẽ có sự khác biệt về các tính chất vật lý và hóa học. Do đó, các vấn đề như vi kẽ, vết nứt, gãy vỡ có thể phát sinh. Bạn nên thường xuyên khám nha sĩ để kiểm tra các miếng trám cũ. Điều này giúp bạn biết được khi nào thì cần thay thế.

6. Lưu ý sau khi trám răng

  • Trước khi tiến hành trám răng, bạn nên đánh răng, súc miệng thật sạch để tiết kiệm thời gian và loại bỏ các mảng bám trên răng, giúp chất liệu trám dễ bám dính.
  • Nếu có phản ứng đau nhức răng, ê buốt quá mức, chất trám cộm hay bong sút, phải thông báo ngay cho nha sĩ hoặc quay lại tái khám để có hướng điều trị kịp thời.
  • Khi ăn uống, hạn chế những thức ăn quá nóng hoặc lạnh vì nhiệt độ quá mức dễ gây nhạy cảm chất trám. Cũng không nên ăn đồ quá dai hoặc quá cứng, tránh dùng răng cắn vật cứng vì có thể gây mẻ hoặc sút miếng trám.
    Các thực phẩm chứa nhiều đường hay axit cũng khuyến cáo không nên sử dụng nhiều nếu tình trạng sâu răng của bạn mới chỉ được khống chế tạm thời.
  • Với trám răng cửa, bạn nên hạn chế các thực phẩm sậm màu như nước ngọt có gas, cà phê, thuốc lá vì có thể làm đổi màu răng. Nếu sử dụng có thể dùng ống hút và súc miệng sạch sau ăn uống để màu thực phẩm không lưu lại trên răng.
  • Nên chải răng hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ với kem có chứa Fluor, lưu ý dùng bàn chải lông mềm và lực vừa phải chải theo chuyển động xoay tròn.
  • Dùng thêm chỉ nha khoa làm sạch mảng bám ở kẽ răng, súc miệng lại bằng nước sạch và uống nhiều lần nước trong ngày.
  • Nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để biết được tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu có hiện tượng mòn, bể các miếng trám cũ, bác sỹ sẽ thông báo để thay miếng trám mới, hoặc trám các răng sâu khác nếu có để tránh tình trạng sâu răng lan rộng và ảnh hưởng đến tủy.

Trám răng là một điều trị đơn giản, giúp phục hồi được cấu trúc mô răng đã mất. Việc lựa chọn vật liệu và cách trám phụ thuộc vào vị trí, kích thước, chi phí và khả năng thực hiện của nha sĩ. Bệnh nhân cần có ý thức chăm sóc tốt để miếng trám có thể tồn tại được lâu. Trường hợp xuất hiện những vấn đề với miếng trám, bạn cần liên hệ với nha sĩ ngay để được điều trị phù hợp nhất.

NHA KHOA PHÚ MỸ SÓC TRĂNG - TƯ VẤN MIỄN PHÍ 0909.396.796

CẠO VÔI RĂNG TẠI NHA KHOA PHÚ MỸ CÓ GÌ KHÁC BIỆT ?

Trong răng của mỗi người chúng ta, nằm sâu giữa răng và nướu, có hàng tỉ vi khuẩn phát triển trong các mảng bám răng, nơi mà bàn chải đánh răng khó chải tới. Vi khuẩn ẩn trong các mảng bám liên tục phát triển gây ra viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng là nguyên nhân chính gây mất răng.Không chỉ làm mất răng, viêm nha chu còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân như đường hô hấp, tim mạch, xương, biến chứng trong thai kỳ…

LÀM SAO ĐỂ CÓ HÀM RĂNG CHẮC – KHỎE ĐẾN GIÀ ?

Vệ sinh răng trước đây và hiện nay vẫn mang tính cá nhân. Bạn vệ sinh răng hai lần một ngày với các dụng cụ như bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng. Nhưng việc vệ sinh này không hoàn toàn lấy sạch các mảng bám. Cạo vôi răng thường xuyên mỗi 6 tháng là giải pháp chuyên nghiệp, giúp lấy sạch mảng bám khe răng và sâu dưới nướu răng.

VÌ SAO NÊN LẤY VÔI RĂNG ?

Vôi răng (cao răng) là những mảng bám, mảnh vụn thực phẩm còn sót lại đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt. Mảng bám, cặn vụn thức ăn thường lắng đọng thành lớp dày ở thân răng, nướu răng, có màu trắng đục hoặc vàng nâu mất thẩm mỹ và gây nhiều tổn hại đến răng miệng.

QUY TRÌNH LÀM SẠCH VÔI RĂNG TẠI NHA KHOA PHÚ MỸ SÓC TRĂNG :

BƯỚC 1 : CẠO VÔI RĂNG 

Cạo vôi răng được định nghĩa là qui trình cạo đi các mảng bám trên răng đã bị cứng lại hoặc đã hình thành đá răng bám chặt trên răng của bạn với dụng cụ bén bằng thép không rỉ.

 

BƯỚC 2 : LÀM SẠCH VẾT DÍNH 

Các vết màu như cà phê, trà, thuốc lá bám chặt vào răng cần được lấy đi khi cạo vôi răng, đôi khi gây đau.

 

BƯỚC 3 : ĐÁNH BÓNG

Đánh bóng răng bằng đài cao su vẫn là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Việc đánh bóng răng trong khoảng 30 giây bằng đài cao su và bột đánh bóng có thể lấy đi 4 micrometer bề mặt răng. Đánh bóng thường xuyên sẽ làm mòn đi lớp men cứng đã bị Fluor hóa trên bề mặt răng. Bột đánh bóng có chứa chất mài mòn cũng sẽ làm trầy sướt trên các vật liệu phục hình như miếng trám composite, amalgam và các cầu, mão, răng giả bằng vàng…

 

Vấn đề đáng lưu ý khác là việc tích tụ vi khuẩn và các tổn thương tủy có thể gây ra do nhiệt tạo ra từ sự ma sát của các đài cao su.

NHA KHOA PHÚ MỸ SÓC TRĂNG - TƯ VẤN MIỄN PHÍ 0909.396.796

1 2